Có thể bạn đã quá am hiểu về băng dính, cũng có thể bạn là các nhà máy, cơ sở kinh doanh sản xuất mới thành lập, đang cần tìm mua nhưng chưa hiểu nhiều về băng dính. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về băng dính và giúp bạn lựa chọn nhanh hơn, tốt hơn, tiết kiệm hơn khi mua hàng.
- Chú ý khi mua băng dính theo yard.
Mua băng dính theo yard nghĩa là bạn quan tâm tới độ dài của toàn bộ cuộn băng dính khi tời ra.
Đơn vị yard được chuyển đổi sang mét như sau: 1 yard ~ 0.91 mét.
Như vậy nếu người bán hàng nói cuộn băng dính là 100 yard, thì ta hiểu cuộn băng dính đó khoảng 90 mét dài.
Chiều dài của cuộn băng dính sẽ quyết định giá cả của nó. Băng dính tính theo yard là loại băng dính khó kiểm tra vì khách hàng thường không dễ kéo dài hết cuộn băng dính ra để đo chiều dài của nó được. Loại băng dính phổ biến trên thị trường có chiều dài 100 yard. Tuy nhiên đa số các cửa hàng, đại lý không làm đủ 100 yard, thậm chí có thể chỉ có 70 yard. Nhìn vào các cuộn băng dính đó bạn sẽ thấy lõi khá to, dày, nhưng phần màng thì khá mỏng.
Khi muốn mua băng dính với số lượng lớn, cách tốt nhất là gọi điện đến các cơ sở kinh doanh, sản xuất, hỏi rõ về giá cuộn băng dính tính theo yard, rồi so sánh giá của các đơn vị đó, cùng với dịch vụ của họ, để chọn ra nơi tốt và rẻ nhất mua hàng.
Cách hỏi này cũng sẽ tránh được trường hợp khách hàng bị người bán hàng lừa bịp. Khi báo giá theo yard, họ sẽ báo giá chính xác chứ không phải báo giá theo cuộn. Khi hỏi giá 1 cuộn chung chung, nghĩa là bạn không hiểu cuộn băng dính họ bán cho mình sẽ có lượng yard là bao nhiêu, thỏa thuận giá xong, có thể bạn nghĩ là rẻ, nhưng khi nhận được những cuộn băng dính thiếu yard, dùng sẽ rất nhanh hết, bạn mới biết mình đã mua đắt. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, hàng tháng dùng nhiều băng dính, bạn nên chọn mua ở 1 cơ sở có dịch vụ tốt và tin cậy để đáp ứng nhu cầu của bạn một cách tốt nhất, tiết kiệm chi phí nhất.
- Chú ý khi mua băng dính (băng keo) theo kilogam (kg)
Ngoài cách mua theo yard thì ở khu vực phía Nam, người tiêu dùng thường có thói quen mua theo cân(kilogam), vì cách mua này sẽ dễ dàng kiểm tra hơn. Đơn giản như khi muốn mua 1 cây băng keo loại 1kg thì việc kiểm chứng rất đơn giản: chỉ cần đem cân lên là biết nó có đủ 1kg hay không. Điều này dễ dàng hơn nhiều so với mua băng dính theo yard, vì bạn khó có thể đo được độ dài của 1 cuộn băng dính lớn. Cách mua này có vẻ rất dễ dàng nhưng không phải cứ đủ cân lạng là tốt.
Có nhiều loại cân nặng của cuộn băng dính như 0.9kg, 1kg, 1.1kg, 1.2kg, 1.3kg, 1.5kg, 1.9kg, 2kg, …
Bao bì của chúng cũng được đóng khác nhau. Ví dụ: loại 0.9kg hoặc 1kg đóng thành cuộn 80 yard.
Loại 1.1kg, 1.2kg, 1.3kg đóng thành 100 yard. Loại 1.9kg, 2kg đóng thành 200 yard.
Tuy nhiên có 1 điều không phải ai cũng để ý, đó là loại băng dính được bán theo yard thường sử dụng lõi giấy mỏng (thường là 3mm) nhằm giảm giá thành xuống mức thấp nhất, còn băng dính được bán theo cân thì thường được sử dụng lõi giấy dày hơn để làm tăng trọng lượng của cuộn, thường là 5mm, 6mm hoặc thậm chí dày hơn nữa. Nhiều cơ sở còn trộn thêm bột đá, mục đích để làm tăng trọng lượng của cuộn băng dính lên (đơn giản là giá màng keo đắt hơn giá lõi giấy nên làm như vậy sẽ tăng được lợi nhuận). Có nơi làm lõi giấy dày lên tới 10-15mm và trọng lượng lõi lên tới 150g. Nếu mua những cuộn băng dính như thế, khách hàng sẽ bị thiệt thòi. Khách hàng bỏ tiền để mua màng keo là chính chứ họ không mua lõi giấy và không cần dùng lõi giấy.
Để tránh thiệt thòi, khi mua băng dính theo cân, bạn nên hỏi cụ thể thành phần của cuộn băng dính, yêu cầu người bán hàng cho biết trong 1 cuộn băng dính, trọng lượng màng keo chiếm bao nhiêu, trọng lượng lõi giấy chiếm bao nhiêu. Hãy yêu cầu loại lõi mỏng, càng mỏng càng tốt, giá mua tuy có nhỉnh hơn 1 chút nhưng bạn sẽ sử dụng được nhiều hơn, tiết kiệm hơn.
- Độ dày của lớp màng và lớp keo của băng dính OPP trong.
Băng dính OPP được cấu tạo từ lớp màng đàn hồi trong suốt, 1 bề mặt của lớp màng này được tráng lên 1 lớp keo dính.
Trên thị trường hiện nay, có các loại màng với các độ dày thông thường là: 40 mic, 43 mic, 45 mic, 50 mic. Đó là những loại thường dùng nhiều nhất. Ngoài ra còn có các loại màng mỏng hơn (38 mic) hoặc dày hơn (52 mic, 54 mic, 60 mic).
Màng càng dày thì càng dai, có độ đàn hồi cao hơn, chịu được lực kéo mạnh, lực nén cao, khó đứt , khó rách hơn các loại màng mỏng. Lớp keo phun lên màng càng dày thì độ bám dính càng cao, không dễ bong tróc. Tuy nhiên giá thành của màng BOPP lại rẻ hơn so với giá thành của keo nên nhiều công ty lựa chọn sử dụng màng BOPP dày hơn để sản xuất băng keo nhằm giảm bớt lượng keo sử dụng, nhưng tổng độ dày của lớp màng và lớp keo vẫn đạt được như độ đày của các công ty khác, giúp giảm giá thành để cạnh tranh. Việc nhận biết độ dày của màng băng keo mà không sử dụng đến những thiết bị đo đạc là hết sức khó khăn ngay cả với những người có kinh nghiệm trong nghề. Chính vì vậy đối với khách hàng việc phân biệt độ dày chủ yếu dựa vào uy tín của những nhà cung cấp cho mình.
Khi mua băng dính, khách hàng nên hỏi rõ về độ dày để tham khảo giá. Hoặc cũng có thể đưa ra một số đo độ dày cụ thể để yêu cầu bên bán cung cấp cho mình.
Tuy nhiên, đối với những khách hàng không cần băng dính có độ bền kéo xoắn cao, thì chỉ cần mua loại màng mỏng là được. Một số công việc yêu cầu độ dính thấp, để dễ bóc băng dính ra mà không làm tổn hại đến bề mặt tiếp xúc với băng dính.
Sau đây là một số gợi ý cho bạn khi quan tâm tới độ dày của màng:
- Các loại màng thông dụng nhất trên thị trường có độ dày là: 40, 43 và 50 mic. Trong đó màng 50 mic có độ dính rất cao. Màng 50 cic phù hợp cho những thùng hàng nặng, đóng gói với khối lượng lớn....
Màng 40mic là loại màng vừa phải, giá rẻ hơn, nhưng rất dễ chịu ảnh hưởng của thời tiết. Vào mùa lạnh và hanh khô, độ dính của chúng sẽ giảm đi, có trường hợp còn bị bung ra khi vận chuyển.
Màng 43 mic thì chịu được các kiểu khí hậu từ mùa nóng đến mùa lạnh, từ thời tiết nóng ẩm đến hanh khô. Màng 43 mic là loại màng thích ứng tốt nhất,giá thành vừa phả. Đối với màng 43mic, loại có màng film OPP dày 25 mic và lớp keo dày 18 mic là loại tốt nhất,
Thông thường khách hàng không có điều kiện để kiểm tra cụ thể độ dày của màng băng dính. Để kiểm tra được độ dày , khách hàng cần phải có đồng hồ kiểm tra. Bỏ tiền ra mua đồng hồ mất 1 chi phí khá đắt, không phải ai cũng muốn bỏ tiền ra mua, và cũng không thật sự cần thiết. Một công ty uy tín sẽ luôn đảm bảo cho bạn nguồn hàng đủ chỉ tiêu.
- Xuất xứ của băng dính
Hầu hết màng nhựa BOPP, keo nước hoặc Jumbo băng keo đều được nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Malaisia, Trung Quốc. Rất hiếm công ty sản xuất băng keo tại Việt Nam có thể sản xuất khép kín toàn bộ quy trình từ nguyên vật liệu cho tới ra thành phẩm băng keo, bởi chi phí cho dây chuyền sản xuất và nhân công là rất cao, sẽ đẩy giá băng dính lên cao, khó cạnh tranh được. Những nguyên liệu sản xuất băng keo hoặc jumbo băng keo được nhập từ Trung Quốc thường có giá thành rất rẻ, keo có mùi hôi, khá dính khi dán thùng nhưng sau thời gian ngắn dễ bị bong tróc hoặc chảy keo. Hàng được nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc giá cao hơn, chất lượng ổn định, khuyên dùng.
- Tìm một nhà cung cấp tận tâm.
Nếu bạn là khách hàng sử dụng băng dính với số lượng lớn, hãy tìm tới nhà cung cấp uy tín và có tâm. Không quan trọng là công ty đó là công ty lớn hay nhỏ, công ty đó cũ hay mới. Quan trọng là chất lượng mặt hàng đưa đến cho bạn như thế nào, cách phục vụ ra sao, họ có làm bạn hài lòng hay không, và họ có hỗ trợ cho bạn tốt nhất hay không. Hanopro Thăng Long là địa chỉ tin cậy nếu bạn cần tìm hiểu về sản phẩm, hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0914770414.
(Sưu tầm)